Điện thoạiĐiện thoại bàn - Thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống

Điện thoại bàn – Thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống

Điện thoại bàn là loại thiết bị có từ lâu đời giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và là một công cụ không thể thiếu trong các hộ gia đình, văn phòng, công ty. Góp phần tiết kiệm một khoảng lớn thời gian và hạn chế những cuộc trao đổi, gặp gỡ bên ngoài.

Lịch sử ra đời của điện thoại bàn 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, điện thoại đã trở thành một công cụ hữu ích không thể thiếu đối với đời sống con người, thiết bị có chức năng truyền thông tin liên lạc giữa mọi người dù khoảng cách rất xa. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thời điểm ra đời của thiết bị viễn thông được nhiều người yêu thích này là khi nào nhé!

Chiếc điện thoại bàn đầu tiên được ra đời vào năm 1876 do Alexander Graham Bell – Nhà khoa học nổi tiếng người Scotland nghiên cứu và phát minh ra. Trong sự nghiệp của mình, ông tìm hiểu về những âm thanh và khám phá các phương pháp có thể truyền tin bằng điện với mong muốn tạo ra bước tiến công nghệ đột phá.

Nhiều người cho rằng, ý tưởng về công cụ liên lạc đã được tranh luận từ năm 1844 nhưng phải đến hơn 30 năm sau, giấc mơ đó mới được biến thành hiện thực. Sáng chế của Bell là kết quả của sự nỗ lực cống hiến ra phương thức liên lạc kết nối giữa người với người, thay thế hoàn toàn máy điện báo thô sơ đã được sử dụng trước đó.

Được biết, những chiếc điện thoại bàn ban đầu chỉ dành cho giới thượng lưu sử dụng với thiết kế gồm 2 đầu: 1 ống nghe và 1 ống nói. Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu, phát triển, điện thoại đã được “lột xác” một cách ngoạn mục trở thành vật dụng thiết yếu với thiết kế nhỏ gọn cùng nhiều tính năng mới hoàn thiện hơn.

Điện thoại bàn - Một phát minh vĩ đại của Alexander Graham Bell
Điện thoại bàn – Một phát minh vĩ đại của Alexander Graham Bell

Điện thoại bàn có bao nhiêu bộ phận nào cấu thành?

Để một chiếc điện thoại ra đời với nhiều tính năng ưu việt hướng đến lợi ích của người sử dụng cần phải có các bộ phận cấu thành nên một thiết bị viễn thông hoàn chỉnh. Vậy các bộ phận nào đã tạo ra chiếc điện thoại cố định với vai trò quan trọng, phổ biến trong các hộ gia đình, văn phòng, công ty, khách sạn như ngày nay?

Ống nói hay còn gọi là microphone

Điện thoại bàn được cấu tạo bởi ống nói, khi phát ra âm thanh vào bộ phận này, các tín hiệu âm thoại qua tụ liên lạc và hai transistor khuếch đại làm biến đổi dòng điện chạy trong mạch thoại. Điện thoại của đầu dây bên kia sẽ nhận được tác động này khi khuếch đại ở loa nên người kia sẽ nghe được tiếng nói của bạn và ngược lại.

Các phím có trên điện thoại bàn

Các phím trên điện thoại để bàn có những con số và ký tự, khi muốn gọi cho ai đó, bạn chỉ việc ấn vào các con số trên thiết bị là số điện thoại của người gọi. Lúc này, ic của bàn phím sẽ gửi tín hiệu sóng âm tần những phím đó về tổng đài và tự động kết nối tín hiệu đến người nhận cuộc gọi.

Dây line

Mỗi khi có cuộc gọi đến, bạn sẽ nghe thấy chuông báo do các tín hiệu nhạc phát ra từ IC UM66 vào máy điện thoại qua dây line giúp bạn nghe được âm thanh phát ra từ thiết bị. Mạch thu của điện thoại tốt sẽ báo chuông giúp bạn dễ nhận biết được có người muốn liên lạc với mình và không bỏ lỡ những cuộc gọi quan trọng.

Điện thoại để bàn có cấu tạo đơn giản cùng nhiều tính năng nổi trội
Điện thoại để bàn có cấu tạo đơn giản cùng nhiều tính năng nổi trội

Những loại điện để thoại bàn phổ biến hiện nay

Mặc dù hiện nay có rất nhiều chiếc điện thoại thông minh ra đời đã phủ sóng trên nhiều mặt trận với hàng loạt tính năng nổi trội nhưng điện thoại bàn vẫn là phương tiện liên lạc quan trọng không thể thiếu. Thiết bị cố định này được sử dụng trong các văn phòng, công ty với 2 loại phổ biến là điện thoại có dây và không dây.

Đặc điểm của điện thoại bàn có dây

Loại điện thoại bàn với thiết kế có dây quen thuộc được sử dụng ở nhiều gia đình trên thế giới, 1 thiết bị cố định mà mọi nhà dùng để có thể liên lạc với nhau. Có 1 điều thú vị mà chúng ta vẫn thường thấy, nhiều nhà sử dụng điện thoại để bàn thường có 1 quyển sổ ghi chép các số để nhớ được số điện thoại của những người thân thiết.

Đặc điểm của chiếc điện thoại này khác với loại không có dây ở chỗ nó có dây cáp điện thoại được nối ra ngoài, dễ dàng bắt được tín hiệu như dây mạng. Hiện nay, loại điện thoại này vẫn được sử dụng phổ biến, là lựa chọn hàng đầu, giải quyết công việc hiệu quả của các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng, bưu điện,…

Điện thoại có dây sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, cơ quan
Điện thoại có dây sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, cơ quan

Điện thoại để bàn không dây đặc biệt ra sao?

Loại điện thoại phổ biến thứ hai trên thế giới là điện thoại bàn không dây, thiết bị ra đời từ thời điện thoại di động chưa được yêu thích và ưa chuộng như hiện nay. Đây là loại sản phẩm thật sự hiện đại và sang chảnh lúc bấy giờ vì ống nghe của nó vẫn có thể nói chuyện được bình thường mà không cần phải kết nối với bàn phím.

Thiết bị không sử dụng dây cáp điện thoại thông thường, thay vào đó là một ống ăng ten giúp tín hiệu được bắt dễ dàng hơn khi nói chuyện. Sử dụng điện thoại để bàn không dây, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền thay dây cáp vì dây nằm ngoài môi trường thường bị các tác nhân xấu làm hỏng như: Thời tiết, côn trùng, động vật,…

Điện thoại bàn hiện nay có giá cả ra sao?

Biết được tầm quan trọng và phổ biến của thiết bị, các nhãn hàng đã cho ra hàng loạt những chiếc điện thoại bàn cố định với nhiều mức giá khác nhau để khách hàng dễ dàng so sánh và lựa chọn hơn. Hãy cùng nhau tìm hiểu tính năng và giá của những loại điện thoại để bàn dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!

Điện thoại bàn hiệu Panasonic KX – TS500

Thiết bị với những tính năng thông minh giúp bạn có thể gọi lại số điện thoại gần nhất, các cuộc gọi, cuộc hẹn sẽ không bị bỏ lỡ vì đã có giải pháp tối ưu dành cho bạn. Với chiếc điện thoại để bàn KX – TS500 này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cuộc gọi vì đường truyền luôn ổn định trong suốt quá trình gọi điện.

Panasonic đã nghiên cứu và lắp đặt công nghệ tiên tiến thông minh giúp KX – TS500 có khả năng nhớ số điện thoại của những người bạn đã liên lạc trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, loại điện thoại bàn có dây này còn có thể truyền thông tin liên lạc giữa những cuộc gọi trong mạng nội bộ một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Âm lượng của điện thoại to, rõ với ba mức độ dễ dàng điều chỉnh, thiết kế bên ngoài khá đơn giản với thành phần nhựa cứng, bền bỉ, dễ thao tác với những bàn phím số lớn. Thiết bị trên thị trường hiện nay chỉ dao động với mức giá từ 230 – 270 nghìn đồng và bảo hành trọn gói trong vòng 1 năm nên bạn có thể yên tâm sử dụng. 

Panasonic TGB110 – Điện thoại bàn không dây hiện đại

Thiết bị sử dụng bộ bắt sóng cực nhạy bén khiến đường truyền tín hiệu luôn rõ ràng, ổn định mà không cần sử dụng dây cáp đồng rườm rà, phức tạp. Ngoài khả năng lưu 50 số trong danh bạ, sản phẩm còn có chức năng hiển thị 20 số gọi đến và 10 số gọi đi trong thời gian gần giúp người sử dụng kiểm soát hiệu quả các cuộc gọi.

Cùng với màn hình LCD màu cam giúp người dùng dễ dàng quan sát số và hình ảnh hiển thị trên màn hình có kích thước 1,4 inch là thiết kế sang trọng với màu đen lì nhã nhặn. Máy còn có chức năng: Khóa máy, chuyển cuộc gọi, tắt tiếng,… Số giờ đàm thoại lên đến 10 giờ chỉ với mức giá trung bình khoảng 620 nghìn, bảo hành 1 năm.

Panasonic KXTGC313CX – Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi

Đây là mẫu điện thoại bàn mini – Một sản phẩm cao cấp của hãng với thiết kế đặc biệt nhỏ nhắn, cắm đứng vào đế sạc. Chức năng ưu việt có ở loại máy này là danh bạ của nó có thể lưu đến 50 số/tên hỗ trợ việc gọi nhanh và quản lý số điện thoại một cách hiệu quả nhất.

Một bộ sản phẩm sẽ bao gồm: 1 điện thoại chính, 2 tay con cho những phòng khác nhau giúp việc sử dụng trở nên linh hoạt, có khả năng kết nối tới 6 tay con cho thiết bị cùng loại. Điểm khác biệt giữa sản phẩm với những loại điện thoại trước đây là thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo với kết nối không dây, đường truyền ổn định.

Loại điện thoại bàn trên còn có khả năng hoạt động đàm thoại liên tục trong 16 giờ, khi hết pin bạn chỉ cần cắm vào đế sạc trong vòng 2 – 3 giờ là có thể tiếp tục sử dụng. Với chất liệu nhựa cao cấp cùng tone màu đen sang trọng cho không gian nhà ở, nơi làm việc hiện đại, sản phẩm có giá 1,95 triệu/ bộ và bảo hành suốt 12 tháng.

 Panasonic KXTGC313CX được ưa chuộng bởi thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi
Panasonic KXTGC313CX được ưa chuộng bởi thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi

Có nên mua điện thoại để bàn hay không?

Điện thoại bàn là một thiết bị cần thiết trong đời sống con người, tuy không thể lướt web, chụp ảnh nhưng điện thoại để bàn vẫn sở hữu nhiều tính năng ưu việt mà điện thoại thông minh ngày nay không thể có được. Chúng ta nên mua điện thoại để bàn vì nó mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống cũng như công việc.

Không thể phủ nhận rằng, điện thoại này có mức giá thành rẻ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều, chỉ cần vài trăm nghìn, bạn đã sở hữu được sản phẩm nhưng với điện thoại thông minh, phải bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu. Độ bền của điện thoại cố định lên đến vài chục năm, tốt hơn rất nhiều so với điện thoại cảm ứng.

Một tính năng ưu việt khác ở điện thoại bàn mà bạn nên lựa chọn mua đó là khả năng kết nối tín hiệu rất tốt, sóng điện thoại luôn ổn định nên có thể nghe rõ âm thanh của người liên lạc. Với smartphone, tình trạng mất sóng, nghẽn mạng vào giờ cao điểm vẫn thường diễn ra gây khó khăn cho người sử dụng mỗi khi gọi điện.

Thiết bị này cũng rất dễ sử dụng, dù là trẻ em hay người già trong gia đình đều có thể dùng mà không lo ảnh hưởng của các bức xạ điện tử, bảo vệ tuyệt đối sức khỏe của bạn. Các gói cước của thiết bị này cũng không quá đắt đỏ, có thể tích hợp các gói kết nối mạng cho gia đình bạn, vừa tiện dụng vừa tiết kiệm chi phí.

Điện thoại bàn là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống
Điện thoại bàn là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống

Kết luận

Các mẫu điện thoại bàn ngày nay vừa chất lượng, vừa đáp ứng những yêu cầu nghe gọi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại để bàn chỉ với mức giá ổn định cùng những tính năng nổi bật và phù hợp với mục đích sử dụng lâu dài.

XEM NHIỀU NHẤT