Phụ kiện điện thoạiHệ điều hành Android và những thông tin hữu ích bạn cần...

Hệ điều hành Android và những thông tin hữu ích bạn cần biết

Hệ điều hành Android được biết đến là một hệ điều hành số 1 thế giới hiện nay. Ngoài ra, Android còn vô cùng phổ biến với thị phần trung bình trên toàn thế giới lên đến con số hơn 50% số người sử dụng là hệ điều hành dễ sử dụng với một giao diện gần gũi và thân thiện với người dùng.

Tìm hiểu thông tin về Android

Hệ điều hành Android là hệ điều hành được phát triển dựa trên nền tảng của Linux. Đây là một nền tảng được thiết kế để dành riêng cho những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng. Tại thời điểm ban đầu, hệ Android vẫn do Android Inc phát triển chúng nhưng sau đó thì đã được Google mua lại vào năm 2005.

Tìm hiểu thông tin về Android
Đôi nét về hình ảnh của hệ điều hành Android

Kể từ sau đó, Google đã chính thức cho ra mắt hệ điều hành này trên toàn cầu và tuyên bố thành lập chuỗi Liên minh thiết bị cầm tay mở. Đây là một hiệp hội lớn bao gồm các công ty chuyên phụ trách về phần cứng, phần mềm hay viễn thông. Vào năm 2008, chiếc điện thoại đầu tiên được ứng dụng sử dụng Android.

Chính vì, mã nguồn mở cùng với một số giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị hay mạng di động và các lập trình viên khác được điều chỉnh và phân phối hệ điều hành Android một cách tự do. Những yếu tố này đã giúp cho Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất trên thế giới. 

Android chiếm khoảng 75% thị phần điện thoại di động trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012 với tổng cộng đến 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt hệ điều hành. Hiện nay, con số đã giảm xuống dần do sự ảnh hưởng lớn của IOS và một phần của Windows tuy nhiên Android vẫn dẫn đầu thị trường hiện nay.

Chức năng của hệ điều hành đối với điện thoại

Giao diện mặc định của Android sử dụng các thao tác trực tiếp như chạm, vuốt và kéo để bắt đầu giao tiếp đơn giản. Thiết bị cung cấp phản hồi bằng xúc giác cho người dùng thông qua một số cảnh báo như rung để phản hồi các hành động. Ví dụ như nếu người dùng nhấn vào nút điều hướng, thiết bị sẽ rung.

Khi người dùng bắt đầu khởi động thiết bị, hệ điều hành Android sẽ ngay lập tức hiển thị màn hình chính. Đây là trung tâm định hướng chính cho thiết bị Android, bao gồm một số tiện ích và biểu tượng ứng dụng. Màn hình chính có thể thay đổi khác nhau tùy theo nhà sản xuất của thiết bị. 

Chức năng của hệ điều hành đối với điện thoại
Giao hiện khi khởi động máy của hệ điều hành Android

Thanh trạng thái nằm ở phía trên cùng màn hình chính hiển thị các thông tin và các trạng thái kết nối của thiết bị như là mạng Wifi đang kết nối, sóng 3G hay cường độ sóng điện thoại. Người dùng có thể vuốt nhẹ thanh trạng thái theo chiều từ trên đi xuống để xem được màn hình thông báo.

Android cũng sở hữu các tính năng giúp tiết kiệm pin hiệu quả. Hệ điều hành cho phép tạm dừng các ứng dụng không sử dụng để tiết kiệm pin và mức sử dụng CPU cho người dùng. Android có các tính năng như quản lý bộ nhớ giúp chúng tự động đóng các trình xử lý không hoạt động lưu trong bộ nhớ.

Các thiết bị công nghệ chạy bằng hệ điều hành Android

Hiện nay, trên thị trường đang phát triển như bây giờ thì có rất nhiều thiết bị công nghệ sử dụng Android. Các thiết bị trải rộng mọi phân khúc với các dòng sản phẩm thông minh khác nhau. Trong đó tiêu biểu có thể thấy như điện thoại thông minh, máy tính bảng, Laptop, TV thông minh, Smartbook,…

Các thiết bị công nghệ chạy bằng hệ điều hành Android
Giao diện của hệ điều hành Android trong điện thoại XIAOMI Mi A2

  • Hiện nay, Samsung vẫn đang dẫn đầu trên thị trường Android với nhiều thiết bị điện thoại và máy tính bảng từ giá bình dân đến cao cấp như:  Galaxy 2,  Galaxy core 2,  Galaxy a3,  Galaxy a5,  Galaxy note 4, Galaxy alpha…
  • Hãng Sony cho ra mắt các dòng điện thoại Sony như: Xperia Z3, Z3 compact, Xperia T2, Xperia T2 Ultra, C3, Xperia E1…
  • Dòng điện thoại HTC: HTC Desire Eye, HTC One E8, HTC Max, HTC 820S, HTC Desire 816, HTC Desire 510…
  • Dòng điện thoại Oppo đang hot hiện nay cũng cho ra mắt: Oppo Find 7a, Oppo R5, Oppo F1s, Oppo R1
  • Máy tính bảng chạy sử dụng hệ điều hành Android: Sony Xperia Z3 Tablet Compact, Samsung Galaxy Tab S 10.5 Samsung Galaxy Tab S 8.4, Google HTC Nexus 9 Volantis,…

Ngoài ra, từ bản chất mở và cho phép thay đổi của Android giúp nó dễ dàng xuất hiện trên các thiết bị điện tử khác như laptop, Smart tivi và máy ảnh. Android còn được ứng dụng trong các loại kính mắt thông minh, đồng hồ đeo tay và máy trò chơi điện tử chạy Android.

Ưu, nhược điểm của thiết bị dùng hệ điều hành Android

Bất kể một thiết bị hay phần mềm điện tử nào cũng đều có những điểm xấu và tốt khác nhau và Android cũng vậy, cũng có ưu điểm và nhược điểm. Sau đây chúng ta cùng đi sâu hơn về ưu khuyết điểm của hệ điều hành này.

Ưu điểm khi sử dụng hệ điều hành Android

Dưới đây, chúng ta cùng điểm qua một vài ưu điểm nổi bật của dòng máy sử dụng hệ điều hành này:

  • Android là hệ điều hành sở hữu mã nguồn mở nên khả năng tùy biến cao, có thể tùy chọn chỉnh sửa mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google.
  • Đa dạng hóa các sản phẩm, rất nhiều hãng ra đời, thiết bị công nghệ đã ưu ái chọn Android cho thiết bị của mình, giá cả hợp lý từ bình dân đến cao.
  • Sở hữu kho ứng dụng Google Play Store đa dạng và tràn ngập. Cùng với nhiều nhà sản xuất lớn như Samsung, OPPO, Xiaomi, Huawei, Nokia,… bạn có thể tự do lựa chọn giữa nhiều mẫu mã thiết bị khác nhau, từ các mẫu giá rẻ cho đến các mẫu giá cao.
  • Thân thiện và dễ sử dụng ở đây ám chỉ rằng Android có cộng đồng người dùng và lập trình viên khá lớn, nên khi bạn gặp vấn đề về thiết bị hay về phiên bản Android của bạn, bạn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức và nhận sự nhiệt tình từ phía cộng đồng.
  • Khả năng đa nhiệm lớn, chạy cùng lúc được nhiều ứng dụng cao.

Một vài nhược điểm mà hệ điều hành Android mắc phải

Một vài nhược điểm mà hệ điều hành Android mắc phải
Dung lượng RAM, CPU là yếu tố quan trọng của hệ điều hành Android

Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng Android vẫn còn mắc phải một số nhược điểm như:

  • So với hệ điều hành iOS, Android tối ưu hóa bộ nhớ RAM có phần kém hơn nên dẫn đến việc nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy hoặc thậm chí là đơ máy
  • Hoặc là dễ nhiễm phần mềm độc hại và virus. Do tính chất là một mã nguồn mở enne nhiều phần mềm không được kiểm soát chặt chẽ nên có chất lượng không tốt hoặc lỗi bảo mật vẫn được sử dụng.
  • Có kho ứng dụng quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát chất lượng, thiếu các ứng dụng thật sự tốt.
  • Sự phân mảnh quá lớn, trong khi một số thiết bị Android xuất sắc đã trình làng như Galaxy S5, Galaxy Note 4…, vẫn còn rất nhiều sản phẩm giá rẻ bình thường khác trên thị trường
  • Hệ thống cập nhật không tự động với tất cả thiết bị. Khi một phiên bản hệ điều hành vừa ra mắt, không phải tất cả sản phẩm đều được cập nhật hệ thống mới, thậm chí nếu muốn trải nghiệm bạn thường xuyên phải mua mới thiết bị.

Các phiên bản của hệ điều hành qua từng năm

Để đảm bảo được chất lượng cho thiết bị hoặc chạy theo xu hướng thời đại thì Google cập nhật thay đổi đối với hệ điều hành Android thường xuyên sau mỗi bản phát hành, bao gồm các bản vá bảo mật và cải tiến về hiệu suất chắc chắn.

Android 1.0 – 2.0 

Android 1.0 được phát hành vào thời gian 23/9/2008. Sở hữu bộ ứng dụng Google, bao gồm Gmail, google Maps, Lịch biểu và YouTube. Android 1.5 được phát hành vào ngày 27/4/2009. Ra mắt bàn phím ảo trên màn hình và framework cho app các widget bên thứ ba. Android 1.6 ra mắt thị trường vào ngày 15/9/2009. Giới thiệu về hệ điều hành có thể chạy trên các kích thước và độ phân giải màn hình khác nhau

Android 2.0 – 4.0 (Eclair). 

Đối với phiên bản Android 2.0 phát hành vào 26/10/2009. Ra mắt các tính năng điều hướng bằng giọng nói theo từng phần, cập nhật thông tin giao thông thời gian thực nhanh chóng, kéo mở để thu phóng. Android 2.3 (Gingerbread) cho ra mắt và được phát hành 6/12/2010. Ra mắt giao diện mới cho người dùng có màu đen và xanh lục.

Android 3.0 đến 3.2 (Honeycomb) thì được phát hành vào 22/2/2011. Bản phát hành này dành riêng cho máy tính bảng, thậm chí có thêm thiết kế không gian ba chiều màu xanh lam.

Android 4.0 – 6.0(Ice Cream Sandwich). 

Phiên bản Android 4.0 được ra mắt và phát hành vào ngày 18/10/2011. Giới thiệu về giao diện người dùng thống nhất cho cả máy tính bảng và điện thoại thông minh. Android 4.1 đến 4.3 . Phát hành lần lượt vào các ngày 9/7/2012, 13/11/2012 và 24/7/2013. Giới thiệu về Google Now, một dịch vụ lập kế hoạch trong ngày. 

Android 5.0. Phát hành chính thức vào 12/11/2014. Với sự kết hợp thiết kế giao diện dạng card-based với các yếu tố như thông báo và danh sách ứng dụng gần đây. Giới thiệu tính năng điều khiển bằng giọng nói qua lệnh “OK, Google”.

Android 6.0 – 9.0(Marshmallow). 

Hệ điều hành Android phiên bản Android 6.0 được phát hành chính thức từ hồi tháng 10 năm 2015. Bản phát hành đột phá này đánh dấu việc Google thông qua lịch phát hành hàng năm. Điểm đặc biệt của phiên bản là bật tính năng quản lý quyền truy cập ứng dụng chi tiết hơn, hỗ trợ cho cái đầu đọc vân tay và USB-C.

Android 7.0 và 7.1 (Nougat) được phát hành vào 22/8/2016 và 4/10/2016. Phiên bản cho mắt chế độ chia đôi màn hình gốc và tính năng nhóm các thông báo theo ứng dụng. Còn đối với Android 8.0 và 8.1 có ngày phát hành lần lượt vào ngày 21/8/2017 và 5/12/2017. Các phiên bản này đã ra mắt chế độ picture-in picture nguyên bản.

Android 9.0 (Pie) – 10.0. 

Hệ điều hành Android với phiên bản ra đời với nhiều tính năng lạ lẫm là 9.0 được phát hành 6/ 8/2018. Phiên bản này đã thay thế các nút quay về, Home và Overview thành nút Home chính đa chức năng và nút Back nhỏ hơn. Ra mắt các tính năng giúp quản lý hiệu suất cao, bao gồm gợi ý trả lời tự động cho các tin nhắn và quản lý độ sáng.

Android 10 chính thức phát hành vào ngày 3/9/2019. Kể từ đây sẽ bỏ nút Back để chuyển sang điều hướng hoàn toàn bằng thao tác vuốt bằng tay. Có thêm Dark theme và Focus mode cho phép người dùng không bị phân tâm từ những ứng dụng khác.

So sánh hệ điều hành Android với đối thủ cạnh tranh 

So sánh hệ điều hành Android với đối thủ cạnh tranh 
Giao diện giữa hai hệ điều hành phổ biến là IOS và Android

Hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất và quan trọng chính của Android là hệ điều hành IOS. Cả IOS và Android đều đã cung cấp các tính năng hữu ích cho người dùng. Hệ điều hành IOS là hệ điều hành độc quyền với nhiều giao diện cố định không thay đổi, trong khi Android là hệ điều hành mã nguồn mở cung cấp nhiều biến và linh hoạt hơn.

Hệ điều hành Android thuộc về điện thoại thông minh bán chạy nhất kể từ đỉnh điểm của năm 2011. Thị phần toàn cầu của Android từ năm 2018 cho đến 2019 là khoảng 74,45%, theo Statcounter. Thị phần toàn cầu của Apple IOS chỉ cỡ 22,85%. Tuy nhiên, tại Mỹ thì Apple thống trị thị phần với hơn 57,22% còn Samsung tuyên bố sở hữu 24,27%, tiếp theo là LG (5,49%) và Motorola (3,66%).

Kết luận

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thông tin liên quan đến hệ điều hành Android hay các phiên bản của hệ điều hành. Thông qua những gì đã được chia sẻ ở trên, hy vọng mọi người đã có thể làm quen, hiểu biết hơn về hệ điều hành. Và có thể lựa chọn được những chiếc điện thoại phù hợp với nhu cầu của bản thân.

XEM NHIỀU NHẤT